Rệp, bọ phấn – sâu rầy hại trên cây hoa hồng

Rệp, bọ phấn – sâu rầy hại trên cây hoa hồng

Trên cây hoa hồng xuất hiện những con côn trùng, bạn lo lắng không biết đó là con gì, nguyên nhân vì sao lại nảy ra những con côn trùng đó. Bài viết này tôi sẽ tìm hiểu rõ hơn về chúng. Đó là con rệp, bọ phấn – gọi chung là con rầy trên cây hoa hồng.

Xem thêm: Các giống cây hoa hồng khác như hoa hồng điều, hoa hồng hải phòng… Hoa hồng cổ văn khôi

  1. Con rệp (tên tiếng Anh là Toxoptera auranti)
    • Đặc điểm hình thái:

Loại rệp này khi trưởng thành có độ dài từ 3-4mm, nó có màu xanh nhạt, có con có màu đỏ hoặc màu vàng xám.

Rệp gây hại trên hoa hồng

  • Tập quán sinh sống và gây hại cuả con rệp:

Tập quán sinh sống của tệp thường bám tập trung nhiều nhất ở ngọn non và nụ hoa, một số ít cây hại đến lá của cây.

Lá, ngọn non và nụ của cây khi bị gây hại thường bị tiết ra mật nên khả năng gây bệnh muội đen  rất cao.

Thời tiết và khô rệp hoạt động mạnh hơn, rệp dễ sinh trưởng và phát triển hơn. Với thời tiết mưa ẩm loại rệp này lại hạn chế gây bệnh hơn.

  • Cách phòng trừ rệp trên cây hoa hồng:
  • Thường xuyên chăm bón, bón phân cho cây cân đối, không nên bón nhiều đạm cây xanh tốt dễ phát sinh bệnh hại cây.
  • Tưới nước giữ ẩm cho cây đều đặn ngày 2 lần.
  • Có thể dùng lọ xịt muỗi dạng phun mưa với áp lực cao để làm trôi hết rệp khỏi cây.
  • Cần phun thuốc trừ rệp như Imidacloprid, Thiamethoxam, Buprofezin,…
  1. Bọ phấn (tên tiếng Anh là Bemisia tabaci)

2.1. Đặc điểm hình thái:

Những con bọ phấn khi trưởng thành ta có thể quan sát thấy toàn thân chúng được phủ một lớp phấn trắng .

Trứng của chúng hình bầu dục có cuống, vỏ mỏng, khi trứng mới đẻ có màu trong suốt, lâu dần chuyền màu vàng sáp trong có màu nâu xám. Trứng của chúng khi mới đẻ bám chặt vào lá theo chiều dựng đứng.

Khi hình thành sâu non có màu vàng nhạt, hình ovan, lúc nở ra có chân và bò được dưới mặt lá. Sâu còn non có 3 vòng tuổi, lúc đầu đời sống tập trung trên lá non, chưa có phấn bao phủ. Khi trưởng thành chủ yếu tập trung ở các phiến lá già.

Nhộng giả có màu sáng, hình bầu dục.

2.2. Tập quán sinh sống và gây hại trên cây hoa hồng:

Bọ phấn thường hút nhựa ở những bộ phận non nhất của cây. Những loài đã trưởng thành khi gây hại thường để lại trên cây một lớp phấn trắng. Khi đã gây hại rồi chúng lại tiết ra lớp dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen sinh sôi.

Chủ yếu gây hại cây vào mùa hanh khô.

Bọ phấn trưởng thành hoạt động mạnh, khả năng của chúng có thể bay cao đến 0.5m, bay xa từ 2-7km. Khi thời tiết nắng to hoặc mưa to chúng thường nấp dưới lá gần mặt đất hoặc những nơi rập rạp để ẩn náu.

Thời gian giao phối khoảng 5-6h sáng và 4-5h chiều.

Trứng có thể đẻ từng quả hoặc 4-5 qur, tập trung nhiều ở lá bánh tẻ. Mỗi con trung bình đẻ từ 50-85 quả trứng.

2.3 Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh môi trường xung quanh cây trồng, phát quang bụi rậm, cắt bỏ lá già, lá sâu bệnh và các bộ phận gây hại.

Khi có hiện tượng sâu bệnh cần tiêu hủy những lá, chồi, cành bị nhiễm bệnh tránh lây lan trên diện rộng.

Có thể dùng bẫy dính màu vàng để thu hút những con bọ phấn đến

Sử dụng loại Dinotefuran phun loại trừ mầm mống bệnh.

Xem thêm các bệnh đốm đen ở trên cây hoa hồng: https://hoadepvietnam.com/benh-dom-den/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *