Cách trồng và chăm sóc cây táo đại

Cây táo đại là cây ăn quả dễ trồng, sinh trưởng nhanh và sống được lâu năm. Cách trồng và chăm sóc cây táo đại không khó, cây thích hợp trồng ở mọi loại đất, ít sâu bệnh, cho năng suất ổn định nên hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình làm giàu từ việc trồng táo đại.

Cách trồng cây táo đại

Thời vụ trồng: Cây táo đại thường được trồng vào mùa xuân. Thời tiết ấm áp giúp cây sinh trưởng nhanh, cây khỏe mạnh sẽ kháng được sâu bệnh. Bình thường, cây táo đại sẽ cho thu hoạch quả sau khi trồng được 1 năm. Chính vì vậy, trồng cây vào đầu tháng 1 âm, cây sẽ cho thu hoạch vào gần Tết nguyên đán.

Đất trồng: Cây sống tốt khi trồng ở nhiều loại đất như đất đồi, đất thiếu dinh dưỡng cho đến đất thịt, đất phù sa, đất cát pha. Tuy nhiên, nếu trồng ở vùng đất thiếu dưỡng chất thì cây sẽ chậm lớn, năng suất không cao so với trồng ở loại đất đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Tiêu chuẩn đất trồng của cây táo đại là đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6.

Đào hố trồng: Hố trồng có hình vuông với kích thước tối thiểu là 40x40x40cm. Nếu trồng ở vùng đất ven đồi thì nên đào hố sâu khoảng 60cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 4m.

Sau khi có hố trồng thì tiến hành bón phân bón lót cho cây để có thời gian phơi ải giúp khử mầm bệnh có trong đất. Phân bón lót gồm có đất, phân chuồng hoai mục, phân lân, vôi và tro trấu. Đổ phân vào hố rồi lấp một lớp đất mỏng lên trên.

Giống cây trồng: Hiện nay, các cửa hàng cây giống đều có bán cây giống táo đại cho năng suất cao, cây kháng bệnh. Bạn có thể tìm đến và mua cây giống. Nên chọn cây có chiều cao khoảng 40cm, thân cây mập và có bộ lá xanh tốt.

Trồng cây táo đại: Đào một hố nhỏ ở giữa hố trồng rồi đặt cây giống vào. Khi đặt cần đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Lấp đất xuống rồi phủ một lớp rơm rạ để giữ ẩm cho cây. Tưới đẫm nước giúp rễ cây nhanh phát triển.

Chăm sóc cây táo đại

Tưới nước: 1 tháng đầu tiên cần tưới nước hàng ngày vào buổi sáng hay chiều tối. Sau đó, khi cây đã cứng cáp thì có thể tùy thời tiết để tưới cho cây. Mùa khô, cây nhanh mất nước nên cần tưới nhiều. Vào mùa mưa, có thể không cần tưới nước nhưng phải đảm bảo thoát nước tốt cho cây. Nguồn nước tưới cần phải sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn.

Bón phân: Sau khi đốn cây và sau thu hoạch cần bón phân để cung cấp dưỡng chất nuôi cây, giúp cây phục hồi lại sức sống để cho quả vào mùa sau. Bón phân chuồng hoai mục với phân NPK quanh gốc cây. Khi bón, nên bón cách gốc cây một khoảng 20 – 30cm.

Đốn táo: Đốn cành mẹ để cây cho ra các cành nhánh khỏe mạnh, cho sản lượng cao. Hàng năm, cứ sau khi thu hoạch xong thì cắt cành để cành đẻ cành nhánh mới. Trong quá trình đó cũng nên cắt bỏ luôn những cành sâu bệnh, cành khô, cành vượt hay những cành không cho quả. Đối với những cành nhánh mới này thì nên giữ lại những cành khỏe mạnh, cành yếu thì cắt đi luôn.

Khi các cành ra hoa thì cành nào có hoa mọc dày đặc thì cũng cắt bớt đi để tỷ lệ nảy đậu quả được cao.

Phòng trừ sâu bệnh: Tuy cây táo đại có khả năng kháng bệnh nhưng sâu cắn lá, sâu cuốn lá hay sâu đục quả vẫn có khả năng xuất hiện. Để phòng ngừa thì nên phun thuốc khi cây còn non.

Thu hoạch quả táo đại

Khỉ quả to, vỏ có màu xanh sáng, căng bóng thì tiến hành thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát để bảo quản quả được lâu.

Nguồn giống cây ăn quả chi tiết http://giongcayanqua.edu.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *